Làm đẹp
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Chia sẻ
  • Quạt công nghiệp được sử dụng rộng rãi ở nhật bản

Quạt công nghiệp được sử dụng rộng rãi ở nhật bản

Nếu như có dịp đặt chân đến xứ sở hoa anh đào vào tháng 7 với thời tiết êm dịu nhờ những chiếc quạt công nghiệp chạy với công suất tối đa nhất, hãy đến với lễ hội Obon – lễ Vu Lan của người Nhật Bản, để tìm hiểu thêm về đất nước xinh đẹp, giàu văn hóa và tinh hoa truyền thống này các bạn nhé!

Cũng giống như Lễ Vu lan hay còn gọi là Lễ xá tội vong nhân ở nước ta, Nhật Bản cũng có một lễ hội mang ý nghĩa tương tự, thường gọi là Lễ hội Obon diễn ra vào ngày rằm tháng bảy trong năm, theo âm lịch. Dù có màu sắc khác biệt, song với ý nghĩa “Linh hồn của những người đã khuất sẽ quay trở về trần thế”, lễ hội Obon vẫn luôn được coi như một ngày lễ tinh thần vô cùng quan trọng, linh thiêng, được người dân khắp các vùng miền trên đất nước coi trọng và gìn giữ.

Lễ hội Shichigatsu Bon (Bon tháng bảy), tổ chức vào ngày 15 tháng 7 dương lịch, ở các vùng như Tokyo, Yokohama và Tohoku. Trong khi đó các vùng phía Bắc Kanto, Chugoku, Shikoku và các đảo ở phía Tây Nam tổ chức Kyu Bon (Bon cũ) vào ngày 15 tháng 7 âm lịch. Hatchigatsu Bon (Bon tháng tám) thì được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 dương lịch.

Vào dịp này, các gia đình Nhật Bản thường quây quần lại với nhau trong một kỳ nghỉ gia đình khá dài, gọi là kỳ nghỉ Obon. Trong những ngày nghỉ lễ, con cái về thăm cha mẹ, ông bà, hoặc đi viếng mộ những người thân. Người ta thường mặc trang phục truyền thống Yukata, một loại Kimono với chất liệu vải mỏng và mát để thể hiện sự tôn kính với tổ tiên khi đi thăm hỏi.

Nếu như ở nước ta, vào những ngày lễ tết, con cháu thường thắp nén nhang, đốt vàng mã tưởng nhớ tổ tiên, thì ở Nhật Bản, họ cúng ông bà, tổ tiên bằng những chiếc bánh khảo, làm từ bột gạo nhiều màu sắc cùng những giỏ hoa được trình bày rất đẹp mắt. Đồ cúng thay đổi mỗi ngày, ngày 13 là Mukaedango (Bánh đón linh hồn); ngày 14 là Ohagi (Bánh bột gạo); ngày 15 là Soumen (Bún làm bằng bột mì) và ngày 16 là Okuridango (Bánh tiễn linh hồn)..

Trong lễ hội Obon được tổ chức, nhiều hoạt động thú vị, mang màu sắc tâm linh, tín ngưỡng diễn ra, thú hút sự quan tâm của những người tham dự, tiêu biểu phải kể đến Lễ Dâng Lửa Obon. Theo ý nghĩa dân gian, dâng lửa là cách để người trần soi đường cho linh hồn của những người đã khuất trở về trời. Người ta lần lượt đốt 5 đám lửa lần lượt ở 5 ngọn núi xung quanh Kyoto trong khoảng 1 giờ đồng hồ. Sau khi đám lửa đã cháy hết, các điệu múa của Lễ hội Bon sẽ được tổ chức tại chùa Yusen-ji dưới chân các ngọn núi. Các điệu múa này tiếp tục diễn ra trong khoảng 1 giờ đồng hồ.

Vũ điệu Bon-Odori là một trong những nét đặc trưng thú vị của Lễ hội Obon Nhật Bản. Tương truyền điệu nhảy này bắt nguồn từ câu chuyện của Phật tử mang tên Mokuren. Sau cái chết của người mẹ quá cố, ông đã được báo mộng rằng linh hồn bà đang phải chịu đọa đày do những nghiệp ác bà làm trên hạ giới. Ông đã đến bên Phật Tổ cầu xin cứu giúp. Phật Tổ nói với ông rằng ông phải tích tức, làm những điều thiện, dâng cúng vật lên chư tăng thì mẹ mới có thể hóa giải nghiệp chướng. Mokuren đã nghe lời Phật Tổ và nhờ đó linh hồn mẹ ông được giải thoát. Không chỉ vậy, qua sự kiện này, ông còn nhìn thấu được cả tấm lòng và sự hy sinh mà lúc sinh thời mẹ ông đã dành cho ông. Hạnh phúc vô cùng, Mokuren đã nhảy múa vui mừng và vũ điệu đó đã trở thành điệu múa Bon-Odori ngày nay.

Điệu nhảy Bon-Odori hiện nay đã phát triển thành rất nhiều phong cách khác nhau và ngay cả nhạc nền cũng tùy theo từng vùng. Kiểu truyền thống điển hình là các vũ công nhảy múa vòng tròn quanh một giàn gỗ gọi là Yakura, cũng là sân khấu nơi ca sĩ và nhạc công trình diển. Có kiểu nhảy khác, vũ công lại nhảy múa trên hàng thẳng. Có nơi vũ công cầm quạt công nghiệpkhi nhảy múa và cũng có vũ công múa với những chiếc khắn đầy màu sắc gọi là Tenugui. Mỗi kiểu múa đều xuất phát từ lịch sử và đặc trưng riêng của từng vùng.

Lễ hội kết thúc với nghi thức Toro Nagashi (thả thuyền giấy), theo đó, các con thuyền bằng giấy sẽ được thả theo các con sông như là biểu tượng để tiễn đưa linh hồn những người quá cố trở về thế giới của họ. Trong dịp lễ Obon, một số lễ hội pháo hoa lớn cũng được tổ chức ở các nơi trên đất nước Nhật Bản.

Ngày nay, lễ hội Obon không chỉ được tổ chức ở trên đất nước Nhật Bản mà còn được tổ chức ở nhiều nơi trên thế giới bởi các công ty quạt công nghiệp tài trợ, ở đâu có cộng đồng người Nhật sinh sống thì ở đó người ta tổ chức lễ hội này.