Làm đẹp
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Trang điểm
  • Vật liệu gạch terrazzo xây dựng không nung loay hoay tìm chỗ đứng

Vật liệu gạch terrazzo xây dựng không nung loay hoay tìm chỗ đứng

Theo Quyết định số 567 ngày 28/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển VLXKN đến năm 2020, tỷ lệ VLXKN so với vật liệu nung phải chiếm 20 - 25% vào năm 2015 và 30 - 40% vào năm 2020. Tuy nhiên, mức độ tiêu thụ sản phẩm này trên thị trường còn rất yếu của gạch terrazzo, thậm chí sản phẩm làm ra đến đâu lại cho vào kho đến đó. Hiện tượng này đang xảy ra ở một số doanh nghiệp tại tỉnh Khánh Hòa.

 Nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa triển khai đón đầu Quyết định và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường sử dụng vật liệu gạch Terrazzo xây không nung (VLXKN), hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung. Tuy nhiên, đến nay, những DN này đang phải hoạt động cầm chừng hoặc tạm dừng hoạt động vì không tìm được chỗ đứng trên thị trường.

Tại Cụm công nghiệp Đắc Lộc (TP. Nha Trang) có Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Đắc Lộc và Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ xây dựng Minh Đức đầu tư nhà máy sản xuất gạch terrazzoVLXKN từ năm 2009. Do không tìm được đầu ra cho sản phẩm nên một công ty hiện hoạt động cầm chừng, còn một công ty ngừng hoạt động.

Ông Nguyễn Đức Toàn - Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại Đắc Lộc cho biết, hiện Công ty đang sản xuất gạch Terrazzo, gạch block lát nền và gói xi măng sơn màu. Năm 2009 - 2010, gạch Terrazzo bán được do nhiều công trình Nhà nước triển khai lát nền vỉa hè. Tuy nhiên, khoảng 3 năm trở lại đây, sản phẩm bán chậm lại do không còn những công trình tương tự. Nhược điểm của gạch Terrazzo là độ bền thấp, chỉ dùng được khoảng 2 năm là xuống màu. Hiện nay, gạch này chỉ được bán lẻ cho các hộ gia đình lát sân vườn, các quán cà phê lát nền...


ÔngTrần Sơn Hải - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kiểm tra sản xuất vật liệu xây không nung tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Đắc Lộc.

Để thay thế gạch Terrazzo, Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Đắc Lộc đã đầu tư sản xuất gạch block lát nền. Tuy giá đắt hơn (150.000 đồng/m2, còn gạch Terrazzo chỉ 100.000 đồng/m2) nhưng gạch có độ bền cao (10 năm mới xuống màu), đẹp hơn.

Tuy vậy, sản phẩm cũng tiêu thụ rất chậm vì giá hơi cao. Mỗi năm, Công ty sản xuất khoảng 50.000 - 60.000m2 gạch Terrazzo, nhưng chỉ bán được khoảng 2/3. Riêng gạch block lát nền sản xuất khoảng 1.200m2/tháng, nhưng chỉ bán được 300 - 400m2/tháng.

Không chỉ riêng với Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Đắc Lộc, Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ xây dựng Minh Đức cũng đang trong tình trạng gặp khó đối với loại vật liệu này. Ông Hồ Minh Hòa - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cho biết, năm 2009, Công ty đã đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gạch nhẹ không nung trong Cụm công nghiệp Đắc Lộc với tổng diện tích 21.300m2. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, trong đó chủ yếu là không tìm được thị trường tiêu thụ nên gạch của Công ty không bán được. Đến giữa năm 2010, ông Hòa phải cho nhà máy tạm dừng hoạt động để cắt lỗ.


Gạch nhẹ không nung của Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ xây dựng Minh Đức.

Hiện nay, VLXKN vẫn phải cạnh tranh gay gắt với vật liệu nung thủ công. Trên thực tế, VLXKN gặp nhiều bất lợi cả về giá lẫn thói quen sử dụng của người tiêu dùng. Dự kiến, năm 2016, Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Đắc Lộc mới đầu tư dây chuyền sản xuất gạch xây không nung. Trong khi đó, lãnh đạo Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ xây dựng Minh Đức dự tính năm 2015 sẽ hoạt động trở lại và tiếp tục thử vận may với thị trường VLXKN. Tuy nhiên, DN cũng đang băn khoăn về thị trường tiêu thụ…

Ông Nguyễn Đức Toàn cho biết, nếu chủ trương của Chính phủ và Chỉ thị của UBND tỉnh được thực hiện một cách triệt để thì VLXKN mới có cơ hội phát triển.

Khi đầu tư vào sản suất VLXKN, hầu hết DN đều đi trước đón đầu chủ trương của Chính phủ về hạn chế, sau đó sẽ cấm dứt điểm sản xuất gạch nung truyền thống. Đây là chủ trương đúng đắn, bởi gạch nung truyền thống gây ô nhiễm môi trường...

Ngày 22/10/2013, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ra Chỉ thị về lộ trình chấm dứt hoạt động sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công, thủ công cải tiến, lò đứng liên tục; tăng cường sử dụng và phát triển VLXKN trên địa bàn tỉnh. Theo Chỉ thị này, đến tháng 6/2014, phải chấm dứt hoạt động đối với các lò gạch thủ công, thủ công cải tiến; đến tháng 12/1015, phải chấm dứt hoạt động đối với các lò đứng liên tục.

Để khuyến khích phát triển VLXKN, Khánh Hòa yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các ban quản lý dự án trực thuộc khi thực hiện dự án xây dựng công trình đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước bắt buộc phải sử dụng 100% VLXKN tại các đô thị loại 3 trở lên; đối với các đô thị còn lại sử dụng 50% VLXKN đến hết năm 2015, sau năm 2015 phải sử dụng 100% VLXKN. Đối với các công trình xây dựng cao từ 9 tầng trở lên, không phân biệt nguồn vốn, từ nay đến năm 2015 phải sử dụng tối thiểu 30% VLXKN và sau năm 2015 phải sử dụng tối thiểu 50% VLXKN loại nhẹ. Tuy nhiên đến nay, Chỉ thị này chưa được thực hiện và các lò gạch thủ công ở xã Ninh Xuân (thị xã Ninh Hòa) vẫn hoạt động bình thường.

Hiện nay, còn có Công ty Cổ phần Vật liệu mới Asia 96 đang đầu tư dây chuyền sản xuất gạch không nung tại huyện Diên Khánh với công suất lên đến 100 triệu viên/năm. Trước mắt, Công ty đang lắp đặt dây chuyền 15 triệu viên/năm, dự kiến ra mắt mẻ gạch đầu tiên vào cuối năm nay.

Ông Hồ Minh Châu - Giám đốc Công ty cho biết: “Gạch nung chưa thể cấm hẳn được vì nhu cầu thị trường vẫn còn. Tuy nhiên, trong khi cơ quan quản lý nhà nước đang hạn chế dần gạch thủ công, việc đầu tư nhà máy sản xuất gạch không nung để có vật liệu xây dựng thay thế là phù hợp”.

Ông Lê Văn Tới - Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho rằng, nhận thức của các nhà đầu tư, tư vấn thiết kế, nhà thầu, người tiêu dùng về VLXKN còn chưa đầy đủ. Bên cạnh đó, khó khăn lớn nhất của VLXKN là các nhà máy sản xuất vật liệu này ra đời vào đúng lúc nước ta bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, đầu tư công bị cắt giảm, thị trường bất động sản trầm lắng, lãi suất vay vốn cao... Tình trạng này dẫn đến sản phẩm làm ra tiêu thụ chậm, hàng tồn kho nhiều, sản xuất bị ngừng trệ.