Làm đẹp
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Mua sắm
  • Ớt – sứ giả của châu Mỹ

Ớt – sứ giả của châu Mỹ

Khi ông Columbus nếm thử những trái dâu đỏ ông bắt gặp trên đường đi ở vùng Caribê, ông cho rằng mình đang ở Ấn Độ, và gọi những trái dâu có vị cay ấy là “tiêu đỏ” (red pepper). Ớt được Tây phương biết đến từ đó.

Ớt, theo nghiên cứu của Heiser (1976), được người bản xứ Mỹ châu trồng từ khoảng giữa năm 5200 và 3400 trước Công nguyên. Đến nay ớt trở thành thứ gia vị không thể thiếu đối với ẩm thực của loài người.

Để đo độ cay của ớt, thế giới dùng độ Scoville và đơn vị Scoville heat units viết tắt là SHU. Tương ớt Sriracha hiệu Con Gà nổi tiếng thế giới của Việt kiều David Trần được chế biến từ ớt jalapeños với độ cay từ 2.500 – 10.000 SHU. Trong khi đó loại ớt hiểm của Việt Nam được phương Tây biết đến với tên gọi là Thai Chili (ớt Thái) có độ cay 50.000 – 100.000 SHU. Ớt cay nhất thế giới được xếp Kỷ lục thế giới năm 2012 là Carolina Reaper, với độ cay trung bình là 1.569.300 SHU và cay nhất trên 2.200.000 SHU. Ớt chuông chúng ta thường thấy trong các món xào trên bàn ăn độ cay bằng không.

Thơm nhất là ớt xứ Quảng Nam. Vào một nhà hàng Quảng ở Sài Gòn mà thiếu trái ớt sừng xanh thơm ngát và chỉ cay vừa vừa, coi như nhà hàng ấy mới ở lưng chừng Quảng Ngãi và Quảng Nam. Nơi ít khi làm người ta thất vọng là nhà hàng
Hội An ở Cách Mạng Tháng Tám. Vì cái mùi thơm này mà nhà nhiếp ảnh Dương Minh Long đi đâu cũng mang theo người ớt Quảng Nam và tỏi Lý Sơn, để làm gia vị khi ngồi quán xá.

Hệ thống tế bào mầm thực vật quốc gia Mỹ có một bộ sưu tập khoảng 3.000 giống ớt trên khắp thế giới. Tuân Tử gọi cay (tân) là một trong năm vị dùng miệng phân biệt được: “Cam khổ hàm, đạm, tân, toan, kì vị dĩ khẩu dị”