Làm đẹp
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Trang điểm
  • Phân loại các loại ván khuôn trong xây dựng

Phân loại các loại ván khuôn trong xây dựng

Trong xây dựng có nhiều loại ván khuôn khác nhau với nhiều ưu và nhược điểm. Tuỳ vào những ưu và nhược điểm đó mà người ta ứng dụng từng loại ván khuôn vào các công trình xây dựng khác nhau.

Ván khuôn là công cụ giúp định hình và cố định bê tông lỏng đên lúc khô. Có rât nhiều loại ván khuôn được làm từ các các nguyên liệu khác nhau nhau gỗ, thép, nhôm, nhựa,... mỗi loại lại có một ưu và nhược điểm riêng mà tuỳ vào quy mô và tính chất mỗi công trình mà các chủ đầu tư xây dựng lại áp dụng các loại ván khuôn khác nhau. Cùng tìm hiểu các ưu và nhược điểm của các loại ván khuôn thông dụng nhất hiện nay trên thị trường nha

ván khuôn

1. Phân loại theo vật theo vật liệu chế tạo.


a. Ván khuôn gỗ.


Gồm VK gỗ xẻ và gỗ dán.


* Ván khuôn gỗ xẻ: chiều dày từ 2,5-3 cm.


- Ưu điểm: Giá thành rẻ, dễ chế tạo.


- Nhược điểm: Không thẳng, dễ nứt, dễ cong vênh.


* Ván khuôn gỗ dán: Được chế tạo trong nhà máy với kích thước 1,2x2,4 m, chiều dày 1-2,5 cm


- Ưu điểm.


+ Mặt phằng đều, đẹp.


+ Không làm mất nước xi măng khi đổ BT.


+ Ít cong vênh, nứt.


+ Gia công nhanh.


+ Dễ tháo lắp, sử dụng được nhiều lần.


- Nhược điểm: giá thành cao.


b. Ván khuôn thép.


- Cấu tạo: cấu tạo bởi các tấm tôn có chiều dày 2-2,5 cm và hệ sườn dọc, ngang đỡ phía dưới để tăng độ cứng cho ván khuôn dày 2,8 mm.


- Số lần vận chuyển: ≥ 50 lần.


- Ưu điểm.


+ Bề mặt BT nhẵn, phẳng, đẹp.


+ Cường độ ván khuôn cao, khả năng chịu lực tốt. Luân chuyển được nhiều lần.


+ Dùng để thi công các công trình nhiều tầng, khối lượng lắp ráp nhiều.


c. Ván khuôn BTCT.


- Đối với công trình có yêu cầu chống thấm cao (nhà kho, đạp thủy lợi…) thì dùng loại ván khuôn này.


- Cấu tạo: bề dày đúng bằng bề dày lớp BT bảo vệ. Mac của ván khuôn = mác kết cầu của BT chịu lực => Ván khuôn được giữ lại làm lớp bảo vệ kết cấu.


- Giá thành chế tạo cao.


d. Ván khuôn xi măng lưới thép.


- Dùng khi các cấu kiện có yêu cầu chống thấm cao và đc giữ lại làm lớp bảo vệ.


- Bề dày của ván khuôn XM lưới thép là 1-2 cm đc đổ bằng hốn hợp xi măng – cát vàng và lưới théo nhỏ.


e. Ván khuôn nhựa.


- Ưu điểm.


+ Kích thước tấm lớn.


+ Bề mặt nhẵn.


+ Vật liệu dòn, nhẹ.


+ Dễ lắp dựng.


- Nhược điểm: ván khuôn nhựa giòn nên phải làm hệ xà gồ đỡ đáy.


f. Ván khuôn tổng hợp.


- Chiều dày tấm ván 4-5 cm.


- Hệ sườn bằng thép hoặc gỗ.


- Khoảng cách giữa các sườn dày hơn.