Làm đẹp
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

Trách nhiệm sản xuất gạch terrazzo

Vì sao đến nay nhiều kho bãi gạch terrazzo không sử dụng đúng mục đích vẫn chưa được thu hồi? Cơ sở nào để TP quyết định không điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng GDP? Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường… là những vấn đề được các đại biểu truy trách nhiệm các sở, ngành và UBND TP tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 16 HĐND TPHCM khóa VII diễn ra vào hôm qua (8-7).

Phần chất vấn Giám đốc Sở GTVT TPHCM Trần Quang Phượng khá sôi nổi với nhiều câu hỏi dồn dập.

Về công trình “rùa” gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân, ĐB Nguyễn Ngọc Xuân chất vấn: Đường Lê Văn Lương (xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè) chỉ dài 3,5 km nhưng thi công suốt nhiều năm, trách nhiệm thuộc về ai? ĐB Lê Văn Trung khẳng định: Bộ phận tham mưu trả lời kiến nghị cử tri của Sở GTVT không tôn trọng cử tri.

Trách nhiệm sản xuất gạch terrazzo

Trách nhiệm sản xuất gạch terrazzo

Ông dẫn chứng: Cử tri chất vấn đường Tân Hóa (quận 11) đưa vào dự án mở rộng 30m từ 19 năm qua. Dự kiến đường mở rộng 23m gạch Terrazzo được thực hiện từ tháng 10-2007, tháng 4-2008 sẽ giao tiền đền bù và bàn giao mặt bằng nhưng đến nay không biết công trình này có thực hiện nữa hay không? Văn bản sở chỉ trả lời chung chung.

ĐB Lê Nguyễn Minh Quang hỏi: Thời gian qua, nhiều công trình cầu đường được đưa vào khai thác; tiến độ một số dự án vốn ODA có đẩy nhanh hơn là do áp lực phải giải ngân hay cải tiến kỹ thuật, điều hành chỉ đạo? Sắp tới TP sẽ thực hiện hàng loạt dự án quy mô lớn khác, nếu không được đúc kết kinh nghiệm sẽ rơi vào “vết xe đổ” như trước đây? ĐB Đặng Văn Khoa đặt vấn đề: Câu chuyện thiếu phối hợp trong việc thực hiện các công trình hạ tầng gây chậm trễ, lãng phí đã được đặt lên bàn UBND TP từ nhiều năm qua. Nhiều đời Phó chủ tịch UBND TP phụ trách đô thị đã hứa sẽ xây dựng cơ chế phối hợp nhưng đến nay vẫn chưa thấy. Bằng chứng là nhiều công trình vẫn còn nằm ì… Vì sao?

Giám đốc Sở GTVT Trần Quang Phượng… từ tốn: Đường Lê Văn Lương do UBND huyện Nhà Bè làm chủ đầu tư. Sở đã rất nhiều lần có văn bản đề nghị chủ đầu tư gạch terrazzo đẩy nhanh tiến độ. Đối với công trình này, sở chỉ thiếu văn bản đề nghị kỷ luật. Sau cuộc họp này, sở sẽ có văn bản báo cáo, kiến nghị UBND TP xử lý. Riêng đường Tân Hóa là hạng mục của Dự án Nâng cấp đô thị do BQL Dự án Nâng cấp đô thị thuộc UBND TP làm chủ đầu tư. Còn tiến độ một số dự án được đẩy nhanh là nhờ khắc phục được những thiếu sót trong điều hành, quản lý…

Vấn đề “bê tông hóa vỉa hè” bằng loại gạch terrazzo được nhiều ĐB “mổ xẻ” trách nhiệm. ĐB Võ Văn Sen cho rằng: Việc để cho các quận - huyện sử dụng gạch terrazzo để lát vỉa hè, ngăn chặn việc thấm nước tự nhiên trong khi tình trạng ngập nước đô thị ngày càng gia tăng là trách nhiệm của Sở GTVT.

ĐB Võ Văn Sen đề xuất: “Bốc dỡ hết loại gạch này lên, dù tốn kém nhưng sai thì phải sửa”. Ông Trần Quang Phượng cho rằng, dù vỉa hè đã phân cấp về cho quận – huyện quản lý nhưng Sở GTVT cũng nhận thiếu sót khi để xảy ra tình trạng này. Tuy nhiên, ông Phượng lại cho rằng, những vỉa hè lát gạch terrazzo trước đây đã được bê tông hóa cứng nên khi lát gạch này độ cứng nó… cũng như nhau (!?).

Ngay lập tức ĐB Nguyễn Thế Thanh phản đối: “Để xảy ra tình trạng sử dụng gạch thi công không đúng kỹ thuật, trách nhiệm không ai khác là Sở GTVT!”

Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Văn Châu: Vừa kiểm tra xong, mẫu đã ra thị trường

Đề cập đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), nhiều ĐB “truy” Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Văn Châu quyết liệt.

ĐB Võ Văn Sen chất vấn: Cách đây 2 năm chỉ có 1 cán bộ phụ trách, giờ tăng lên đến 30 cán bộ và mạng lưới cơ sở hơn 100 người mà vẫn “than” không đủ, vậy sở cần bao nhiêu mới đủ quản lý? Theo tôi, nguyên nhân là do nhân sự hoạt động không hiệu quả, quản lý kém.

ĐB Nguyễn Thị Ngọc Hạnh tiếp: Khi nào TPHCM cấp giấy chứng nhận VSATTP xong, nhất là khu vực các chợ, bếp ăn công nghiệp… để chấn chỉnh tình trạng ngộ độc thực phẩm trong công nhân lao động?

Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Văn Châu giải trình: Năm 2007 có tăng thêm cho thanh tra 30 người nhưng lĩnh vực này quá rộng. Tuy nhiên, không thể “khoán trắng” cho 30 thanh tra viên mà biện pháp căn cơ hơn là thành lập chi cục quản lý VSATTP, cấp quận huyện là các trung tâm. Dự kiến năm 2012 sẽ có 800 thanh tra viên, vậy mới đủ sức “phủ kín”. Cấp giấy chứng nhận VSATTP đã đạt 70%, chưa kể những trường hợp bán hàng rong. Cả nước chỉ đạt 11,2%, TP đạt thế là cao rồi.

ĐB Nguyễn Minh Hương truy nguồn gốc thực phẩm kém chất lượng: Qua kiểm tra phát hiện khoảng 43 tấn rau quả bị dư lượng thuốc trừ sâu, 10% thủy sản bị nhiễm kháng sinh. Hiện nay lượng thực phẩm này đi về đâu? Giám đốc Nguyễn Văn Châu giải trình: Lấy mẫu kiểm tra đã khó, kiểm tra xong thì mẫu đã… ra thị trường! Không thể thu hồi hơn 43 tấn rau và 10% thủy sản nhiễm khuẩn nhưng có thể biết được nguồn gốc xuất xứ của thực phẩm để từ đó có giải pháp quản lý.

ĐB Võ Văn Sen đặt vấn đề: Tôi muốn đối thoại trực tiếp về quản lý chất lượng thuốc và giá thuốc. Thuốc không đủ chất lượng cả nước chiếm tỷ lệ 2,94%, trong khi TPHCM kiểm tra ngẫu nhiên 182 mẫu nhưng đã “lòi” ra 8,1% mẫu không đạt yêu cầu. Vậy là thuốc kém chất lượng đang lưu hành trên TP cao hơn nhiều cả nước?

Giám đốc Nguyễn Văn Châu giải trình: Thị trường thuốc ở VN còn bộc lộ nhiều vấn đề, nhất là trong lưu thông, bảo quản. Quy trình rất chặt chẽ, TP cũng làm rất kỹ. Giải pháp của sở là thắt chặt quản lý, kiểm tra, bảo quản thuốc thông qua việc xây dựng chuỗi các nhà thuốc tốt. Nhưng để làm được, cần thời gian!

Giám đốc Sở TN-MT Đào Anh Kiệt: Vướng mắc hiện nay, sở không giải quyết được

Tình trạng ô nhiễm môi trường tại các bãi rác ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng sống của người dân được nhiều ĐB đồng loạt chất vấn Giám đốc Sở TN-MT Đào Anh Kiệt.

ĐB Lê Thượng Mãn hỏi: Theo sở thì công nghệ tại bãi rác Đa Phước là tốt nhất Việt Nam nhưng qua giám sát, tôi thấy đây là dự án thất thu ngân sách nhiều nhất. Lý do: kinh phí đầu tư của dự án là 90 triệu USD với công suất 3.000 tấn rác/ngày, TP phải trả chi phí xử lý rác là 16,4 USD/tấn. Nhân lên 3.000 tấn thì TP phải trả 50.000 USD/ngày, tổng cộng 1,5 triệu USD/tháng. Đây là số tiền khổng lồ.

Trong khi đó, hiện nay chủ đầu tư mới đầu tư 50% khối lượng (khoảng 51 triệu USD) nhưng ta vẫn phải trả 16,4 USD/tấn/ngày. Chủ dự án hứa hẹn rất “đẹp” là sẽ dùng rác có hàm lượng hữu cơ cao để sản xuất phân compost nhưng rốt cuộc vẫn chỉ là biện pháp chôn lấp, gây ảnh hưởng lớn đến người dân quanh khu vực.

ĐB Lê Nguyễn Minh Quang nói thêm: “Tôi nhận thấy không ổn khi xem công nghệ tại bãi rác Đa Phước là tốt nhất, chi phí xử lý rác quá cao. Đề nghị cần thanh tra, giám sát, làm rõ những khuất tất của dự án này”.

Giám đốc Sở TN-MT Đào Anh Kiệt giải trình: Tôi đi nhiều nước thì thấy công nghệ chôn lấp như tại bãi rác Đa Phước là tốt nhất thời điểm đó. Chi phí xử lý rác là 16,4 USD/tấn, vẫn rẻ hơn so với các nước. Còn sau này, nếu có mô hình nào hay hơn thì chúng tôi sẽ nghiên cứu sử dụng. Riêng về chi phí 90 triệu USD mà có ĐB nghi ngờ chúng ta đang thất thoát ngân sách thì nếu UBND TP cho phép, chúng tôi sẽ công bố hoặc cung cấp sau những số liệu cụ thể để chứng minh.

ĐB Nguyễn Đăng Nghĩa chất vấn: Việc di dời cơ sở ô nhiễm dây dưa không dứt, vai trò của Sở TN-MT đến đâu? Ông Kiệt trả lời ngay: Còn tồn tại 53 cơ sở ô nhiễm chưa di dời. Trong đó có 38 cơ sở đang tiến triển, còn 15 cơ sở có khả năng chậm thực hiện, trong số này có 6 doanh nghiệp trung ương, 5 doanh nghiệp TP, 2 doanh nghiệp cổ phần và 2 doanh nghiệp tư nhân. Những vướng mắc hiện nay liên quan đến thẩm quyền của TP, cấp sở cũng không thể giải quyết được. Hứa với HĐND TP, ông Kiệt nhấn mạnh: Đối với bãi rác Đa Phước thì nếu cần, các đơn vị cứ kiến nghị thanh kiểm tra như quy định.

Chủ tịch HĐND TP Phạm Phương Thảo lưu ý thêm giám đốc Sở TN-MT: việc xử lý về môi trường chưa tương xứng, cần tăng cường thanh tra, xử lý, phối hợp chặt chẽ hơn với lực lượng cảnh sát môi trường. Sở phải báo cáo cụ thể việc vận hành của các hệ thống xử lý nước thải trong các KCX-KCN và vụ bãi rác Đa Phước.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Nguyễn Thành Tài:

Quyết liệt thu hồi kho bãi

Không khí phiên chất vấn vào những phút cuối “nóng” lên hơn nữa khi các ĐB truy trách nhiệm của UBND TPHCM trong việc xử lý mặt bằng về gạch terrazzo, kho bãi sử dụng không đúng mục đích, gây lãng phí lớn.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Nguyễn Thành Tài nhìn nhận: Khối lượng tài sản công trên địa bàn TP là rất lớn do lịch sử để lại, trong đó có nhiều cơ sở nhà đất còn sử dụng lãng phí, như cho thuê, bố trí làm nhà ở… Việc xử lý số tài sản công này, đặc biệt là các kho bãi do các đơn vị Trung ương quản lý, sử dụng không đơn giản, cần có thời gian và công sức. “Vì giữa TP và Trung ương còn có cự ly trong phương án giải quyết, một số vụ phát sinh khiếu nại không có điểm dừng, chỉ có Thủ tướng mới giải quyết được…”- Phó Chủ tịch nói. Câu trả lời rất thật của lãnh đạo UBND TP đã khiến nhiều ĐB bức xúc.

ĐB Đặng Văn Khoa nói thẳng: “Nhà dân trong dự án có quyết định thu hồi đất nếu không di dời, chính quyền còn cưỡng chế, sao chúng ta lại nương tay đối với các cơ quan, đơn vị Nhà nước làm sai? Như vậy liệu có công bằng?”. Từ đó, ĐB Đặng Văn Khoa đề nghị UBND TP cần kiên quyết, không khoan nhượng, thậm chí không chi 1 đồng hỗ trợ nào theo yêu sách của các đơn vị chây lỳ, không chịu trả kho bãi, nhà đất sử dụng sai công năng, dù đã có quyết định thu hồi của UBND TP từ nhiều năm qua.

Đồng tình với ĐB Đặng Văn Khoa, ĐB Nguyễn Thế Thanh cho rằng, UBND TP cần xử lý kiên quyết hơn nữa đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp của TP quản lý, sử dụng kho bãi lãng phí trước để có sức thuyết phục, trước khi xử lý các đơn vị Trung ương. Trước sự truy vấn quyết liệt của các ĐB, Phó Chủ tịch Nguyễn Thành Tài hứa sẽ tiếp tục làm việc với các bộ, ngành liên quan và kiến nghị quyết liệt hơn nữa đối với Thủ tướng trong việc xử lý, thu hồi các kho bãi lãng phí.

Trả lời chất vấn của các ĐB về việc TP có điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng GDP hay không, Phó Chủ tịch Nguyễn Thành Tài nói: Đến giờ này, lãnh đạo TP vẫn chưa đặt vấn đề này mà đang tiếp tục chỉ đạo dồn sức thực hiện có hiệu quả chống suy giảm kinh tế mà Thủ tướng đã chỉ đạo. Tuy nhiên, lãnh đạo TP đang theo dõi sát mọi diễn biến, đồng thời nỗ lực khai thác các thế mạnh của TP với quyết tâm cao nhất để đạt kết quả cao nhất.

Trước bức xúc của người dân về tình trạng quy hoạch “treo” kéo dài, lãnh đạo TP cho biết, sẽ chỉ đạo các quận, huyện rà soát các đồ án quy hoạch còn phù hợp thực tế hay không, để xem xét, điều chỉnh. Đối với các dự án chậm triển khai, nếu không có những lý do khách quan hoặc giải pháp khắc phục nhanh thì TP sẽ kiên quyết thu hồi”.

ĐB Nguyễn Đăng Nghĩa: Tôi thất vọng!

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn hôm qua tôi thấy chỉ thỏa mãn được phần trả lời của Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM về cách trả lời nhiều vấn đề có hướng ra.

Còn cách trả lời của 3 giám đốc sở khiến cả ĐB và cử tri đều thất vọng. Giám đốc Sở GTVT trả lời còn chung chung. Giám đốc Sở TN-MT còn nhiều câu lãng tránh trả lời. Giám đốc Sở Y tế đôi khi lúng túng.

Ngoài ra, do bị áp lực về thời gian nên cả người được chất vấn và người chất vấn đều mang tâm lý hỏi và trả lời cho xong mà chẳng ai muốn chất vấn đến cùng. Tôi nghĩ, hướng tới lãnh đạo các sở phải cải tiến cách trả lời sao cho rõ ràng, dứt khoát.